Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò công nghiệp vi mạch bán dẫn trong phát triển kinh tế số và xã hội số”
NTTU – Hội thảo khoa học “Vai trò công nghiệp vi mạch bán dẫn trong phát triển kinh tế số và xã hội số” là hội thảo do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp với các đơn vị liên quan về khoa học công nghệ tổ chức. Hội thảo được tổ chức vào sáng ngày 20/05/2022 tại cơ sở 300A, Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, TP. HCM và tổ chức tập huấn “Đào tạo cấp chứng chỉ thiết kế vi mạch năm 2022” vào chiều ngày 20/05/2022 tại cơ sở An Phú Đông, Q. 12, TP. HCM
Tham dự chương trình, về phía khách mời chuyên gia có PGS.TS. Nguyễn Văn Hiếu – Phó Ban Khoa học Công nghệ, ĐH Quốc gia TP. HCM; PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Phượng – Viện trưởng Viện Công nghiệp Môi trường; TS. Nguyễn Tuấn Hoa – Thành viên nhóm chuyên gia xây dựng “Chiến lược phát triển kinh tế số – Xã hội số”; bà Công Tằng Tôn Nữ Thùy Trang – Tổng Giám đốc ITO VN, Phó Chủ tịch Hội Công nghiệp vi mạch bán dẫn TP. HCM; ông Đinh Hoàng Phước – Quản lý cao cấp Kỹ thuật thiết kế vi mạch tại Skywords Solutions; ThS. Nguyễn Long Giang – Giám đốc kỹ thuật Công ty TNHH Hanatec Việt Nam. Về phía Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có PGS.TS. Trần Thị Hồng – Phó Hiệu trưởng; TS. Trần Thiện Lưu – Phó Hiệu Trưởng; PGS.TS. Bạch Long Giang – Trưởng phòng Khoa học Công nghệ, TS. Nguyễn Kim Quốc – Trưởng khoa Công nghệ thông tin. Về phía Ban tổ chức chương trình có ThS. Nguyễn Anh Tuấn – Chủ tịch Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP. HCM; Đ/c Đoàn Kim Thành – Ủy viên Ban thường vụ Thành Đoàn, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ; cùng với các chuyên gia, nhà khoa học, phóng viên các cơ quan báo đài và các bạn sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
Hội thảo nhằm tạo môi trường giao lưu và chia sẻ giữa các nhà khoa học trẻ Việt Nam về công nghệ vi mạch bán dẫn, cập nhật các chiến lược phát triển công nghệ này trong chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số từ nay đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. Đồng thời, Hội thảo còn thúc đẩy tương tác và hợp tác giữa các Hội và Hiệp hội thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. HCM và các chuyên gia trong lĩnh vực này từ các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong và ngoài nước, để từ đó hình thành cộng đồng các nhà nghiên cứu công nghệ vi mạch bán dẫn và nâng cao năng lực nghiên cứu công nghệ này tại Việt Nam.
PGS.TS. Trần Thị Hồng phát biểu tại buổi hội thảo
Mở đầu buổi Hội thảo, PGS.TS. Trần Thị Hồng chia sẻ: “Buổi Hội thảo và Triển lãm hôm nay cùng với việc ký kết hợp tác toàn diện với Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn, Nhà trường hy vọng và tin tưởng rằng sắp tới Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ mở rộng hơn các hoạt động nâng cao năng lực, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.”
Trong khuôn khổ buổi Hội thảo, trường ĐH Nguyễn Tất Thành và Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP. HCM cũng đã kí kết Bản ghi nhớ hợp tác và thúc đẩy việc trao đổi về học thuật và kinh nghiệm giữa các bên nhằm tạo cơ hội cho việc phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của TP. HCM và tiến tới hòa nhập cùng ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của thế giới.
Đại diện Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP. HCM kí kết bản ghi nhớ hợp tác
Tại buổi Hội thảo, các chuyên gia cũng đã có các Báo cáo tổng quát về Khoa học công nghệ chia thành 02 phiên:
- “Định hướng phát triển chiến lược ngành vi mạch bán dẫn” của ThS. Nguyễn Anh Tuấn – Chủ tịch Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP. HCM.
- “Vai trò quyết định của IoT trong quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam – Đề xuất phương pháp và công cụ phát triển kinh tế số, xã hội số ở TP. HCM” của TS. Nguyễn Tuấn Hoa – Thành viên nhóm chuyên gia xây dựng “Chiến lược phát triển kinh tế số – xã hội số”
- “Giải pháp công nghệ bán dẫn trong quan trắc môi trường di động – Ứng dụng Drone cho quan trắc môi trường di động” của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Phượng – Viện trưởng Viện Công nghiệp Môi trường, Liên hiệp các Hội KH&KT TP. HCM.
- “Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất công nghệ cao” của bà Công Tằng Tôn Nữ Thùy Trang – Tổng GĐ ITO, Phó Chủ tịch HSIA.
- “Sản xuất chip AIoT theo định hướng Đóng gói mức hệ thống SiP 2.5D (System in Package 2.5D)” của bà Nguyễn Bích Yến – Chuyên gia cao cấp công nghệ vi mạch bán dẫn và nhóm nghiên cứu MnM.
- “Công tác phục hồi và phát triển kinh tế sau Covid” của bà Văn Thị Bích Ty – Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP. HCM.
- “Tích hợp không đồng nhất” của ông Đinh Hoàng Phước – Quản lý cao cấp kỹ thuật thiết kế vi mạch tại Skywords Solutions.
- “Giới thiệu tổng quan về các bước thiết kế chip trước khi đưa ra sản xuất” của ThS. Nguyễn Long Giang – Gi ám đốc kỹ thuật Công ty TNHH Hanatec Việt Nam.
Các diễn giả trình bày các báo cáo chuyên đề tại hội thảo
Để khép lại buổi Hội thảo, Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP. HCM đã trao tặng giấy khen và hoa như một lời tri ân dành cho các diễn giả đã tham gia trình bày tại Hội thảo.
Hội thảo khoa học “Vai trò công nghiệp vi mạch bán dẫn trong phát triển kinh tế số và xã hội số” đã kết thúc vô cùng thành công. Hy vọng đây sẽ là cơ hội để trường ĐH Nguyễn Tất Thành và Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP. HCM ngày càng có thêm nhiều những cơ hội hợp tác và phát triển trong tương lai.
Một số hình ảnh khác tại buổi hội thảo:
Tin: Bảo Giang
Ảnh: Ban Media