các nhà cái uy tín siyanks.com - App game đổi thưởng uy tín

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức Hội thảo Bồi dưỡng năng lực giao tiếp xuyên văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh

Ngày 29/9/2017, tại hội trường 802, khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã tổ chức hội thảo Bồi dưỡng năng lực giao tiếp xuyên văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh. Tham dự hội thảo về phía Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có PGS – TS. Trần Thị Hồng, Phó hiệu trưởng, Th.S Nguyễn Thị Xiêm, Viện trưởng Viện đào tạo Quốc tế NIIE, TSLê Thị Kiều Vân, Trưởng khoa Ngoại ngữ cùng các diễn giả đến từ ĐH Mở ( Hà Nội) , ĐH Sư phạm, ĐH Sài Gòn, ĐH Monash, ĐH RMIT (Úc).

Hội thảo thu hút giảng viên của các trường ĐH trong và ngoài nước tham gia 

Hội thảo có sự tham gia của gần 100 khách mời nhằm giới thiệu những phương pháp, hoạt động và nguồn tài liệu mới nhất đang được sử dụng trên thế giới và Úc để tăng sự hiểu biết về các nền văn hóa và kỹ năng cần thiết để giao tiếp, đàm phán và diễn giải của người Việt khi sử dụng tiếng Anh.

TS. Lê Thị Kiều Vân, Trưởng khoa Ngoại ngữ phát biểu tại hội thảo 

Đây là sự kiện nhằm đẩy mạnh hoạt động khoa học, hợp tác quốc tế và tạo cơ hội cho giảng viên có cơ hội nâng khả năng chuyên môn, khả năng nghiên cứu và giúp nhà trường khẳng định chất lượng giáo dục cũng như tạo dựng được sự gắn kết trong hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Trường ĐH Nguyễn Tất Thành với các tổ chức, ĐH trong và ngoài nước tạo cơ hội cho giảng viên và sinh viên có môi trường học thuật khoa học nâng cao trình độ

Sẽ có  5 tham luận được trình bày trong hội thảo lần này trong đó có 3 tham luận tới từ trường ĐH Monash của giáo sư Farzad Sharifian, tiến sỹ Zhichang Xu và tiến sỹ Đinh Thủy, một bài của ĐH RMIT, một bài của ĐH Nguyễn Tất Thành. Nếu giáo sư Farzad Sharifian trình bày về Năng lực giao tiếp liên văn hóa trong thời kỳ toàn cầu hóa thì tiến sỹ Zhichang Xu lại đề cập tới vấn đề Phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh. Trong khi đó tiến sỹ Đinh Thủy lại nói về Giao tiếp liên văn hóa trong việc giảng dạy tiếng Anh: Ứng dụng trong thẩm định chương trình đào tạo, triển khai và tập huấn giảng dạy. Sau mỗi phần tham luận sẽ có phần tranh luận của diễn giả và khách mời về những vấn đề liên quan tới chủ đề của buổi hội thảo. Từ những vấn đề được nêu ra tại hội thảo, giáo viên sẽ tự đánh giá được sách giáo khoa, nguồn tài liệu họ đang và sẽ sử dụng, thiết kế chương trình và nội dung học và tự nghiên cứu các đề tài liên quan đến văn hóa, ngôn ngữ và trao đổi xuyên văn hóa.

Tiến sỹ Đinh Thủy, ĐH Monash, trình bày về Giao tiếp liên văn hóa trong việc giảng dạy tiếng Anh

Hội thảo cũng giới thiệu những hoạt động giảng dạy mới sinh động nhằm giúp người học tăng cường sự hiểu biết về văn hóa của chính dân tộc mình và các dân tộc khác và khả năng ứng biến trao đổi giao tiếp thành thạo trong các tình huống khác nhau.

Hội thảo xoay quanh vấn đề tiếng Anh không phải chỉ của những người nói tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ mà là của tất cả những ai nói và sử dụng nó. Tiếng Anh gắn liền với hàng trăm văn hóa, không ngừng biến đổi theo thời gian và không gian, đươc sử dụng bởi các cộng đồng nói các ngôn ngữ khác nhau; do đó việc hiểu biết sâu sắc trên tinh thần cởi mở và khả năng giao tiếp nhạy bén linh hoạt sẽ giúp giáo viên và người học Việt Nam tiến xa trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Bài: Phượng Nguyễn 

Ảnh: Duy Anh 

các nhà cái uy tín siyanks.com khácXem thêm