các nhà cái uy tín siyanks.com - App game đổi thưởng uy tín

Tình trạng khẩn cấp của dịch bệnh đậu mùa khỉ

NTTU – Bệnh đậu mùa khỉ có thể xâm nhập và gây bệnh ở Việt Nam là hoàn toàn có thể do bệnh dịch đã ghi nhận ở nhiều quốc gia, đặc biệt là khi việc giao lưu đi lại thuận tiện, có xu hướng gia tăng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới

Tại Việt Nam, đến ngày 24/7/2022 chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần những biện pháp cấp thiết để đối phó với tình hình dịch đang ngày càng phức tạp như hiện nay.

Theo Tờ Telegraph của Anh đưa tin, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào hồi cuối tháng 05 để thảo luận về đợt bùng phát virus đậu mùa khỉ đang lan rộng ở châu Âu. Từ ngày 13/05 đến ngày 21/05/2022, trên thế giới đã ghi nhận 92 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ và 28 trường hợp nghi ngờ tại 12 quốc gia, điều đáng nói là các nước này trước đó chưa từng lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, các ca bệnh phát hiện và nghi ngờ đều không có tiền sử đi về từ vùng có dịch.

Vì vậy, nhằm tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã gửi Công văn số 2668/BYT-DP ngày 24/05/2022 đến ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở y tế và các đơn vị liên quan triển khai các nội dung, kế hoạch phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.

Ngày 25/06/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định bệnh đậu mùa khỉ chưa phải là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, dù Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về đợt bùng phát dịch bệnh này.

Nhưng đến tối ngày 23/07/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu vì làn sóng bùng phát các ca mắc đậu mùa khỉ tại nhiều nơi trên thế giới. WHO đã đưa ra các khuyến nghị tạm thời cho 4 nhóm quốc gia thành viên dựa trên tình hình dịch tễ học, phương thức lây truyền và năng lực đáp ứng của từng quốc gia.

  • Nhóm 1: Các quốc gia chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ hoặc không ghi nhận ca bệnh trong vòng 21 ngày;
  • Nhóm 2: Các quốc gia ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ là người nhập cảnh và bắt đầu có sự lây truyền từ người sang người;
  • Nhóm 3: Các quốc gia có sự lây truyền bệnh đậu mùa ở khỉ giữa động vật và người;
  • Nhóm 4: Các quốc gia có năng lực về vaccine và điều trị.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng đã tổ chức họp khẩn để bàn cách ứng phó dịch bệnh này vào chiều 24/07. Tại cuộc họp, các chuyên gia nhận định Việt Nam được xếp vào nhóm 1 – các quốc gia chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ hoặc không ghi nhận ca bệnh trong 21 ngày. Tuy nhiên, để sẵn sàng ứng phó với dịch, không để bị động, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chỉ đạo các đơn vị xây dựng ngay kịch bản khi nước ta xếp vào nhóm 2, 3 (tức là quốc gia ghi nhận ca bệnh và có sự lây lan).

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chỉ đạo các đơn vị xây dựng ngay kịch bản ứng phó với dịch đậu mùa khỉ

Thứ trưởng cũng đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch đáp ứng với bệnh đậu mùa khỉ tại địa phương. Yêu cầu các đơn vị phối hợp với tổ chức WHO, CDC Hoa Kỳ củng cố năng lực xét nghiệm chẩn đoán, xác định; rà soát, cập nhật thông tin về tác nhân gây bệnh, chuẩn bị các trang thiết bị xét nghiệm, sinh phẩm phục vụ chuẩn đoán.

Đồng thời đẩy mạnh việc giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, các cơ sở khám chữa bệnh và sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, kịp thời ngăn chặn dịch bệnh. Tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát và các biện pháp phòng chống bệnh, truyền thông, phòng chống lây nhiễm trong cơ sở y tế, chăm sóc điều trị bệnh nhân đậu mùa khỉ…

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

  1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải, khăn tay, khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết từ đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng;
  2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn;
  3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục;
  4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị;
  5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi) cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn;
  6. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Mỹ Nhân – Khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học (tổng hợp)

các nhà cái uy tín siyanks.com khácXem thêm