các nhà cái uy tín siyanks.com - App game đổi thưởng uy tín

Thiamin – vitamin B1: vai trò và nhu cầu đối với cơ thể người

NTTU – Vitamin B1 là một loại vitamin tan trong nước, được tìm thấy tồn tại nhiều dạng như tự nhiên trong một số loại thực phẩm, hoặc được thêm vào thực phẩm, hoặc dạng chế phẩm bổ sung. Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa đường và chất béo nên rất cần cho não và tim; còn thúc đẩy phát triển và chức năng của các tế bào khác nhau trong cơ thể. Vitamin B1 được đào thải qua nước tiểu

♦ Chức năng cụ thể của vitamin B1

  • Rất cần thiết cho chuyển hóa đường tạo ra năng lượng (khử cacboxyl của các -ketoacid). Đường từ máu vào tế bào và chuyển thành acid pyruvic, sau đó vitamin B1 chuyển acid pyruvic thành acid oxaloacetic để vào chu trình Krebs tạo nhiều năng lượng. Vitamin B1 giúp sử dụng đường có hiệu quả trong tế bào và giảm toan máu do acid lactic.
  • Cùng enzym transketolase trong chuyển đổi hexose và pentose phosphate. Cần cho quá trình tổng hợp acid ribonucleic (RNA), acid deoxyribonucleic (DNA) là những acid liên quan di truyền và một phần trong phục hồi vết thương.
  • Đóng vai trò trong sản xuất và giải phóng chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin.
  • Chuyển hóa một số acid amin thiết yếu như leucin, isoleucin và valin.
  • Cần cho quá trình tổng hợp NADP (nicotinamid adenin dinucleotid phosphat khử, để tổng hợp acid béo không bão hòa. Acid béo không bão hòa là yếu tố cần thiết cho cấu tạo màng tế bào, các tổ chức liên kết, tổ chức thần kinh…

♦ Nhóm người có nguy cơ thiếu vitamin B1

  • Nghiện rượu
  • Cao tuổi ( > 60 tuổi): có thể do ăn ít, kết hợp bệnh mạn tính, sử dụng nhiều loại thuốc hoặc do lão hóa gây giảm hấp thu
  • Nhiễm HIV/AIDS
  • Đái tháo đường type 1 hoặc type 2. Đái tháo đường type 1 thiếu hụt cao hơn type 2, có thể do tăng đào thải qua thận
  • Đã từng phẫu thuật giảm cân gây kém hấp thu có thể nghiêm trọng nên thường được khuyến cáo bổ sung vi chất dinh dưỡng

♦ Một số triệu chứng do thiếu vitamin B1

  • Bệnh beriberi thể khô do thiếu nghiêm trọng: gây thiếu sót thần kinh ngoại biên. Dị cảm các ngón chân, nóng bàn chân (nghiêm trọng về đêm), vọp bẻ bắp chân, đau cẳng chân và khô bàn chân. Cơ bắp chân yếu (nhận định sớm ở tư thế ngồi xổm rồi đứng lên sẽ thấy khó), giảm cảm giác dao động ở ngón chân. Đau đa thần kinh, ảnh hưởng các cánh tay.
  • Bệnh beriberi (thể ướt) tim mạch: bệnh cơ tim do thiếu hụt. Giãn mạch máu, nhịp tim nhanh, hiệu áp rộng (huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trương), ra mồ hôi, nhiễm toan lactic. Sau đó, suy tim phát triển, gây khó thở khi nằm, phù phổi và phù ngoại biên hoặc nặng dẫn đến sốc.
  • Bệnh beriberi trẻ em (thường trẻ sơ sinh từ 3 đến 4 tuần tuổi). Suy tim, mất tiếng, mất phản xạ dây chằng sâu.
  • Hội chứng Wernicke-Korsakoff do thiếu nghiêm trọng khi lạm dụng rượu: nhầm lẫn, tâm thần, giật nhãn cầu, mất ngủ, liệt cơ mắt, mất phối hợp cơ và bệnh thần kinh ngoại biên.
  • Một số triệu chứng với sự thiếu hụt nhẹ đến trung bình:
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Giảm cân
  • Mệt mỏi
  • Khó chịu
  • Lú lẫn, mất trí nhớ
  • Yếu cơ
  • Rối loạn nhịp tim
  • Buồn nôn, nôn
  • Khó thở
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên
  • Giảm khả năng miễn dịch

Khi có một trong những triệu chứng gợi ý thiếu vitamin B1 dù nhẹ hay nặng thì trước hết cần đến bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán đúng bệnh và điều trị đúng liều. Mục đích: sống vui khỏe mỗi ngày.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo liều vitamin B1 uống 10 mg/ngày và trong một tuần, sau đó 3–5 mg/ngày trong ít nhất 6 tuần để điều trị tình trạng thiếu vitamin B1 nhẹ ở người lớn. Tình trạng thiếu hụt trầm trọng cần tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

♦ Tiêu thụ dư lượng vitamin B1 có gây ngộ độc không?

Chỉ từ nguồn thực phẩm tự nhiên thì không có khả năng đạt đến mức độc hại của vitamin B1. Khi nạp vào cơ thể lượng quá cao vitamin B1 từ thực phẩm tự nhiên, cơ thể sẽ hấp thu ít chất dinh dưỡng hơn và thải hết lượng dư thừa qua nước tiểu. Không có mức độc hại nào của vitamin B1 từ thực phẩm tự nhiên.

Tuy nhiên, phải lưu ý trường hợp: cơ địa dị ứng; khi sử dụng chế phẩm bổ sung lượng lớn có một số triệu chứng do thừa vitamin B1 như: đau dạ dày, dị ứng, khó thở, màu môi chuyển sang xanh, phân có máu, nôn ra máu; có bệnh nền như tim mạch, thận… nhưng đang thiếu vitamin B1 và cần bổ sung vitamin B1 từ chế phẩm… thì bệnh nhân cần trực tiếp liên hệ bác sĩ để có hướng xử trí sớm và được hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm bổ sung phù hợp.

♦ Một số bệnh liên quan vitamin B1

Hội chứng Wernicke-Korsakoff: là một trong những di chứng thần kinh nặng nhất của việc lạm dụng rượu. Đối với bệnh nhân nghiện rượu mà chế độ ăn uống đầy đủ vitamin B1 và không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh não Wernicke thì uống chế phẩm vitamin B1 ở liều dự phòng thích hợp. Nếu bệnh nhân có nguy cơ cao (như mất điều hòa, lú lẫn và có tiền sử lạm dụng rượu mạn tính) hoặc có bệnh não Wernicke để điều trị thì cần tiêm tĩnh mạch.

Đái tháo đường

Người đái tháo đường type 1 và 2 có tình trạng nghèo vitamin B1 dựa trên sự giảm hoạt động của men transketolase trong hồng cầu. Một số nghiên cứu cho thấy rõ sự thiếu hụt vitamin B1 trong bệnh thần kinh do đái tháo đường. Bằng chứng về lợi ích của vitamin B1 trên việc cải thiện một phần tổn thương tế bào vi mạch, thần kinh và thận ở bệnh nhân đái tháo đường đã được phát hiện trước đấy. Một vài nghiên cứu nhỏ cho thấy bổ sung 150 – 300 mg/ngày vitamin B1 có thể giảm lượng đường máu ở đái tháo đường type 2 hoặc rối loạn dung nạp đường. Tuy nhiên, đây là những nghiên cứu nhỏ nên không khuyến cáo bệnh nhân sử dụng liều trên để điều trị.

Suy tim

Bệnh nhân suy tim có lượng vitamin B1 trong máu thấp do lão hóa, bệnh đi kèm, ăn uống không đủ chất, điều trị bằng thuốc lợi tiểu và nhập viện thường xuyên. Minh chứng trong hai nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin B1 cải thiện đáng kể phân suất tống máu thất trái. Tuy nhiên, nghiên cứu nhỏ, số lượng ít nên cần nghiên cứu thêm giá trị lợi ích của vitamin B1 trong suy tim.

Bệnh Alzheimer

Theo các nghiên cứu trên mô hình động vật, sự thiếu hụt thiamin có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh Alzheimer. Ví dụ, thiếu thiamin tạo ra căng thẳng oxy hóa trong tế bào thần kinh, làm chết tế bào thần kinh, mất trí nhớ, hình thành mảng bám và thay đổi chuyển hóa glucose – tất cả các dấu hiệu của bệnh Alzheimer. Các nghiên cứu khám nghiệm tử thi đã chỉ ra rằng men transketolase và các enzym phụ thuộc thiamin khác đã làm giảm hoạt động trong não của những người mắc bệnh Alzheimer.

Rất ít nghiên cứu đã đánh giá mức độ phổ biến của tình trạng thiếu thiamin ở những người bị bệnh Alzheimer. Một trong những nghiên cứu này cho thấy 13% trong số 150 bệnh nhân bị suy giảm nhận thức và rối loạn hành vi khởi phát cấp tính được coi là thiếu thiamin dựa trên nồng độ trong huyết tương.

Gần đây (năm 2020), thí nghiệm của tiến sĩ G.E. Gibson tại Viện Thần kinh Burke, liệu pháp điều trị bằng thiamin liều cao, kéo dài 12 tháng có cải thiện nhận thức ở những người bị suy giảm nhận thức nhẹ và Alzheimer nhẹ. Tuy nhiên, bệnh nhân Alzheimer không tự sử dụng thiamin liều cao, kéo dài. Khi bệnh phải được chuyên gia đánh giá tình trạng bệnh lý để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

♦ Nhu cầu vitamin B1 (thiamin): được tính theo năng lượng ăn vào (lượng tinh bột, đường, chất béo, đạm nhiều thì lượng vitamin B1 cũng tăng theo)

Lứa tuổi

Vitamin B1 (mg/ngày)

Ngưỡng dung nạp tối đa (mg/ngày)

Trẻ sơ sinh

 

< 6 tháng

6 – 12 tháng

0,2*

0,3*

KC

KC

Trẻ nhỏ

 

1 – 3 tuổi

4 – 8 tuổi

0,5

0,6

KC

Thiếu niên

Nam

Nữ

 

9 – 13 tuổi

0,9

0,9

KC

Vị thành niên

Nam

Nữ

 

14 – 18 tuổi

1,2

1,0

KC

Nguời lớn  19 tuổi

Nam

Nữ

 

19 – 30 tuổi

31 – 50 tuổi

1,2

1,2

1,1

1,1

KC

KC

Người già  51 tuổi

Nam

Nữ

 

51 – 70 tuổi

> 70 tuổi

1,2

1,2

1,1

1,1

KC

KC

Phụ nữ mang thai

 
14 – 18 tuổi

19 – 30 tuổi

31 – 50 tuổi

1,4

1,4

1,4

 

KC

KC

KC

Phụ nữ đang cho con bú

 
14 – 18 tuổi

19 – 30 tuổi

31 – 50 tuổi

1,4

1,4

1,4

 

KC

KC

KC

Ngưỡng dung nạp tối đa là liều lượng tối đa một loại vi chất cơ thể có thể hấp thu mà không gây độc hoặc tổn hại cho sức khỏe

KC: không đủ cơ sở dữ liệu để xác định liều dung nạp tối đa

♦ Thức ăn uống chứa vitamin B1

  • Sữa và sản phẩm từ sữa: sữa, phô mai,…
  • Thịt: nội tạng (phần thịt), bò, lợn, cá,…
  • Trứng
  • Các loại cây, quả, hạt trong họ đậu
  • Men bia, ngũ cốc nguyên hạt: lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì nguyên hạt cổ đại, hạt lúa mì sấy khô và luộc chín, ngô chưa qua chế biến, bỏng ngô, kê, yến mạch, kiều mạch, quinoa (ngũ cốc Nam Mỹ), lúa mì nguyên cám, gạo lứt, bánh mì nguyên hạt, mì ống nguyên hạt, mì nguyên cám…
  • Các loại hạt: đậu Hà Lan, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, hạt dẻ, hạt macadamia, hạt hồ đào, đậu phộng, hạt thông, hạt vừng…

 

Thực phẩm

Đơn vị

Hàm lượng vitamin B1 (mg)

Phần trăm giá trị hàng ngày ở người lớn

Thịt lợn

100 g

0,53

44

Thịt bò

100 g

0,2

17

Thịt gà

100 g

0,15

12,5

Lươn

100 g

0,15

12,5

Cá thu

100 g

0,07

6

Lòng đỏ trứng gà

100 g

0,32

27

Lòng đỏ trứng vịt

100 g

0,54

45

Đậu xanh hạt

100 g

0,72

60

Gạo trắng, hạt dài, được tăng cường thêm vitamin B1, nấu chín

½ chén* (khoảng 62 g)

1,4

117

Ngũ cốc ăn sáng, được tăng cường với 100% lượng vitamin B1 trong ngày

1 khẩu phần

1,2

100

Mì trứng bổ sung vitamin B1, nấu chín

1 chén*

0,5

42

Thịt lợn băm, rút xương, được nướng

86 g

0,4

33

Cá hồi, nấu chín, sấy khô

86 g

0,4

33

Đậu đen luộc chín

½ chén*

0,4

33

Vẹm xanh, nấu chín, nhiệt ẩm**

86 g

0,3

25

Cá ngừ vây xanh, nấu chín, sấy khô

86 g

0,2

17

Macaroni, lúa mì nguyên hạt, nấu chín

1 chén*

0,2

17

Bí đỏ, nướng

½ chén*

0,2

17

Gạo lứt, hạt dài, không được tăng cường thêm vitamin B1, nấu chín

½ chén*

0,1

8

Bánh mì, lúa mì nguyên cám

1 lát (30 g)

0,1

8

Nước cam pha chế cô đặc

1 cốc*

0,1

8

Hạt hướng dương, nướng

28 g

0,1

8

Bò bít tết, phần mông dưới, lọc bớt mỡ, om***

86 g

0,1

8

Sữa chua loại thường, ít béo

1 cốc*

0,1

8

Bột yến mạch, loại thường và cán vỡ, không bổ sung thêm vitamin B1, nấu với nước

½ cốc*

0,1

8

Ngô vàng lược chín

1 trái vừa

0,1

8

Sữa 2%

1 cốc*

0,1

8

Lúa mạch xay, nấu chín

1 chén*

0,1

8

Phô mai dày

42 g

0

0

Thịt gà và da gà, nướng

86 g

0

0

Táo cắt lát

1 chén*

0

0

* chén hoặc cốc có thể tích 240 ml

** nấu nóng ẩm: dùng chất lỏng để nấu thực phẩm chín như dùng dầu ăn, nước, kem béo, sữa,…có thể cho thực phẩm và chất lỏng cùng lúc hoặc làm nóng chất lỏng trước rồi cho thực phẩm vào sau

*** om là chế biến thực phẩm bằng cách nấu cùng với rất ít nước trong nồi với lửa nhỏ trong một khoảng thời gian nhất định. Thực phẩm sau om mang lại vị mặn đậm đà cùng màu cánh gián

Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều vitamin B1. 94% vitamin B1 được tập trung chủ yếu ở mầm của hạt và lớp vỏ mỏng sát phần lõi bên trong

♦ Yếu tố ảnh hưởng vitamin B1

  • Vitamin B1 bị phá hủy khi đun nấu ở nhiệt độ cao hoặc thời gian đun nấu lâu
  • Ngấm vào nước và sẽ bị mất khi nấu hoặc ngâm nước mà đổ ra ngoài
  • Mất trong quá trình chế biến thực phẩm như xay sát gạo quá nhiều làm mất lớp cám, bánh mì trắng tinh chế, ngũ cốc tinh chế…
  • Sử dụng chung thực phẩm chứa thiaminase
  • Sử dụng thực phẩm có tính lợi tiểu làm tăng đào thải qua thận

Vitamin B1 dễ thiếu hụt ở các nước sử dụng gạo là thức ăn chính trong bữa ăn do gạo chà xát quá trắng hoặc vo gạo quá kỹ hoặc nấu sôi quá lâu. Vitamin B1 có nhiều trong trong cám gạo (lớp vỏ ngoài ngay sát hạt gạo). Cứ 100 gam gạo tẻ giã có 0,12 mg vitamin B1; 100 gam gạo tẻ máy vừa phải có 0,1 mg vitamin B1 và nếu gạo xay sát kỹ cho thật trắng chỉ còn 0,02 mg vitamin B1.

♦ Thức ăn uống gây phá hủy vitamin B1

  • Trà, cafe (thông thường và không chứa caffein)… với lượng lớn
  • Cá sống, động vật có vỏ: trai, sò, hến, ốc, cua, tôm…
  • Gạo bị mốc

♦ Nguyên nhân gây thiếu vitamin B1

  • Ăn thiếu
  • Hấp thu kém do thiếu men tiêu hóa hoặc bệnh lý đường tiêu hóa…
  • Giảm dự trữ ở gan
  • Mất qua đường tiểu do dùng thuốc lợi tiểu, lạm dụng rượu…
  • Thức ăn nhiều men thiaminase (cá sống, tôm, ốc, sò, cua, hến hoặc gạo bị mốc hoặc trà, caf,…)
  • Tăng nhu cầu vitamin B1 do chế độ ăn nhiều chất đường, bột.

Do nhu cầu ở người trưởng thành mỗi ngày cần khoảng 1–1,2 mg vitamin B1 nên để chống thiếu vitamin B1 cần lưu ý khi xay sát chế biến gạo (không xay sát quá kỹ), bảo quản gạo tốt (tránh ẩm, mốc) và ăn cần phối hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm với tỉ lệ cân đối thích hợp.

ThS. La Hồng Ngọc (tổng hợp)

các nhà cái uy tín siyanks.com khácXem thêm