các nhà cái uy tín siyanks.com - App game đổi thưởng uy tín

Những điều cần biết về bệnh Đậu Mùa Khỉ

NTTU – Năm 1958, lần đầu tiên bệnh Thủy Đậu Khỉ (hay còn gọi là Đậu Mùa Khỉ) được phát hiện trên khỉ và cái tên “Đậu Mùa Khỉ” được ra đời. Theo WHO, Đậu Mùa Khỉ là một bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra và có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người. Nên việc nắm bắt những thông tin cần thiết về căn bệnh này cũng như cách phòng tránh để chủ động ngăn chặn những nguy cơ từ bệnh. Giúp Bảo vệ bản thân, gia đình, xã hội trước cảnh báo về đại dịch có thể xảy ra là điều vô cùng cần thiết

Bệnh Đậu Mùa Khỉ có lây không?

Con người có thể nhiễm virus Đậu Mùa Khỉ thông qua 3 con đường chính:

  • Từ vết cắn hoặc vết xước của động vật mang virus.
  • Khi ăn thịt động vật mắc bệnh như khỉ, chuột, sóc.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh (giọt bắn đường hô hấp, tiếp xúc với dịch tiết từ vết thương trên da).
  • Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể lây từ mẹ sang thai nhi và dẫn đến bệnh Đậu Mùa Khỉ bẩm sinh và trẻ sơ sinh tiếp xúc gần với mẹ trong quá trình sinh nở và sau sinh cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu mẹ đang mắc bệnh.

“Virus Đậu Mùa Khỉ xâm nhập vào cơ thể qua các tổn thương ở da, đường hô hấp hoặc niêm mạc (mắt, mũi, miệng). Ở người, virus lây truyền chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp, song nó không thể văng xa đến vài mét, vì vậy phải tiếp xúc gần mới có thể lây nhiễm”, BS Tiểu Sảo chia sẻ

Triệu chứng của Đậu Mùa Khỉ

Quá trình nhiễm bệnh được chia làm 2 giai đoạn:

   Thời gian ủ bệnh:

Thông thường sau khi nhiễm virus gây nên bệnh Đậu Mùa Khỉ thì thời gian ủ bệnh có thể từ 5 đến 21 ngày, tức là sau thời gian đó các triệu chứng đầu tiên của bệnh mới bắt đầu xuất hiện.

Một số trường hợp, thời gian ủ bệnh kéo dài trong khoảng từ 7 đến 14 ngày.

  Thời kỳ toàn phát bệnh Đậu Mùa Khỉ:

– Các triệu chứng bao gồm sốt (thường là triệu chứng bệnh đầu tiên), đau đầu dữ dội, đau mỏi lưng, các cơ, ớn lạnh, mệt mỏi uể oải, nổi hạch.

Sau khi có biểu hiện sốt từ 1 đến 3 ngày, người bị bệnh đậu mùa khỉ có thể bị phát ban. Các nốt phát ban có thể xuất hiện ở trên khắp gương mặt (95% bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phát ban trên mặt), lòng bàn tay, bàn chân (tỷ lệ phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân cũng tương đối cao, lên đến khoảng 75%), miệng, mắt (bao gồm cả giác mạc và kết mạc), cơ quan sinh dục ngoài…

– Phát ban tiến triển tuần tự, từ việc rát da (chưa nổi mẩn) đến sẩn ngứa (các nốt mẩn nhô cao), sau đó là mụn nước (tổn thương dứa dịch bên trong) và mụn mủ (tổn thương chứa dịch vàng).

– Thông thường, các triệu chứng bệnh Đậu Mùa Khỉ sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự khỏi, người bệnh không cần thực hiện các biện pháp điều trị đặc biệt.

– Hầu hết những người nhiễm bệnh đều hồi phục sau vài tuần, tỷ lệ tử vong không cao. Tuy vậy, các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, khả năng tử vong cao bao gồm: Người mắc bệnh có tiếp xúc lâu dài với virus, trẻ em, người có hệ miễn dịch kém… Đặc biệt, một số trường hợp có thể bị biến chứng.

Những biến chứng nguy hiểm

Các biến chứng thường gặp của bệnh này như nhiễm trùng máu (có nguy cơ gây tử vong), viêm não, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực. Đối với các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.

Trước đây, tỷ lệ tử vong do bệnh Đậu Mùa Khỉ dao động trong khoảng 11% so với số người mắc bệnh, đặc biệt trẻ em mắc bệnh Đậu Mùa Khỉ có tỷ lệ tử vong cao hơn. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ tử vong dao động trong khoảng 3-6%.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh Đậu Mùa Khỉ

Tuy bệnh Đậu Mùa Khỉ không phải bệnh quá nghiêm trọng, nhưng cần cách giác và cần hiểu biết rõ để tránh hoang mang lo sợ quá mức. Việc cảnh giác và phòng bệnh là hết sức cần thiết. Vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được khám bệnh và cách ly.

– Cần thường xuyên thực hiện ăn chín, uống chín. Chỉ ăn thịt động vật rõ nguồn gốc xuất xứ, đã qua kiểm định.

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác.

– Người nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần được cách ly ngay lập tức và tránh tiếp xúc với người lành.

 Đã có thuốc điều trị hay chưa?

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp hay thuốc đặc trị cho bệnh Đậu Mùa Khỉ. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng bởi bệnh có thể thuyên giảm và tự khỏi mà không cần điều trị.

Hiện đã có một số loại vaccine phòng bệnh đậu mùa cũng mang lại khả năng bảo vệ ở mức độ nhất định phòng bệnh. Một loại vaccine mới hơn đã được phát triển để phòng bệnh (MVA-BN – còn gọi là Imvamune, Imvanex hoặc Jynneos) đã được phê duyệt vào năm 2019, tuy nhiên hiện chưa được phổ biến rộng rãi.

Tổ chức WHO đang làm việc với nhà sản xuất để nâng cao khả năng tiếp cận vaccine. Những người đã được tiêm phòng bệnh đậu mùa trước đây cũng có khả năng bảo vệ ở mức độ nhất định chống bệnh Đậu Mùa Khỉ.

Đợt bùng phát lần này làm dấy lên lo ngại bởi Đậu Mùa Khỉ xuất hiện tại những khu vực vốn không coi đây là bệnh đặc hữu.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế dẵ gửi công văn đến ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về các biện pháp phòng chống bệnh Đậu Mùa Khỉ, bao gồm chủ động giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu, nhất là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh Đậu Mùa Khỉ; tăng cường giám sát phát hiện trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn; phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur để chẩn đoán xác định ca bệnh; chủ động truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của cơ quan y tế.

Mock-up vials labeled “Monkeypox vaccine” and medical syringe are seen in this illustration taken, May 25, 2022. REUTERS/Dado Ruvic/Illustration

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 24/05/2022 cho biết đợt bùng phát Đậu Mùa Khỉ ngoài Châu Phi có thể được kiểm soát. Số ca nhiễm đang tăng nhưng cho đến nay không nghiêm trọng.

“Chúng tôi kêu gọi tất cả hãy tăng cường giám sát Đậu Mùa Khỉ để xác định mức độ lây nhiễm và bệnh diễn biến thế nào” – Sylvia Briand, giám đốc WHO về sẵn sàng ứng phó lây nhiễm độc hại toàn cầu, nói.

Theo bà Briand, thế giới hiện có sẵn vaccine và phương pháp điều trị Đậu Mùa Khỉ. Bà kêu gọi có biện pháp phù hợp, tăng cường nghiên cứu và hợp tác toàn cầu. WHO đang soạn hướng dẫn chiến lược vaccine và sẽ triệu tập thêm các cuộc họp để đưa ra khuyến nghị hỗ trợ các quốc gia thành viên.

Các nhà khoa học cũng không cho rằng đợt bùng phát hiện tại có thể biến thành đại dịch như COVID-19 do virus không dễ lây lan như SARS-CoV-2.

Hà Mỹ Nhân – Khoa KTXNYH tổng hợp

các nhà cái uy tín siyanks.com khácXem thêm