Ngày Quốc tế thiếu nhi nói chuyện biến đổi khí hậu
Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất trên thế giới đối với biến đổi khí hậu, trẻ em và phụ nữ là nhóm đặc biệt có nguy cơ rất cao (UNICEF). Biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến các nhóm dân cư nghèo khó, 70% trong số này là phụ nữ. Phụ nữ và trẻ em là những người dễ bị tổn thương gấp 14 lần so với nam giới trong các thảm họa thiên nhiên (UN Women).
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu.Trẻ em đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những thảm họa thiên nhiên này. Tiếp cận với thực phẩm, nước sạch, giáo dục và chăm sóc sức khỏe đang bị đe dọa và áp lực lên cộng đồng – do mất nguồn thu nhập và tài sản – điều này làm tăng sự tiếp xúc của trẻ với bạo lực, bóc lột và lạm dụng. Phụ nữ cũng có xu hướng bị ảnh hưởng không nhỏ, làm tăng thêm các tác động tiêu cực đối với trẻ em, vì các em sẽ ít được cung cấp đủ dinh dưỡng hoặc chăm sóc.
Sinh thời, Bác Hồ là người rất yêu quý thiếu nhi. Người luôn dành tình cảm quan tâm đặc biệt đối với thế hệ trẻ của đất nước
Cơ hội nào cho trẻ em Việt Nam trong việc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu
Ngày 4/5/2020, Bộ trưởng Trần Hồng Hà tiếp và làm việc với bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF). Hai bên đã cùng nhau thảo luận các cơ hội hợp tác lâu dài với Bộ Tài nguyên và Môi trường về giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường liên quan đến phụ nữ và trẻ em.
Theo kế hoạch, UNICEF sẽ tổ chức Chương trình “Vì một Việt Nam tươi đẹp – với chủ đề: Trẻ em với biến đổi khí hậu” dự kiến vào ngày 20/11 tới, bà Rana Flowers mong muốn Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đồng hành với UNICEF để tổ chức chương trình nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi các thói quen của người dân để cùng bảo vệ môi trường… Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ cùng với UNICEF phối hợp xây dựng chương trình hợp tác về các hoạt động như: Biến đổi khí hậu và Bảo vệ môi trường vì tương lai trẻ em; Chia sẻ kinh nghiệm và các sáng kiến quốc tế về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu vì tương lai trẻ em; Hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng các chính sách và dự án thí điểm về chống ô nhiễm rác thải nhựa cho Đồng bằng sông Cửu Long vì tương lai trẻ em…
Giáo dục biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là môn học chuyên ngành bắt buộc của ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành được lồng ghép những nội dung kiến thức chuyên ngành như Mô hình hóa môi trường, quan trắc môi trường, phân tích môi trường… sinh viên được phát triển lồng ghép và rèn luyện kỹ năng, nền tảng kiến thức để nhận diện, phân tích, đánh giá, dự báo các vấn đề liên quan công việc biến đổi khí hậu và phát triển cũng như tư duy lập luận và tư duy logic trong việc nêu vấn đề và giải quyết vấn đề một cách hệ thống dưới góc nhìn liên ngành.; đề xuất và sáng tạo các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu để phát triển bền vững trong điều kiện thực tế của địa phương, lĩnh vực đặc thù.
Sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành thực hiện các phương pháp nuôi cây trong phòng thí nghiệm
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Đây là ngành học kết hợp giữa hai khối kiến thức KHTN và KHXH nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên và các hoạt động sống của con người, qua đó tìm ra các phương thức đánh giá, quản lý, bảo vệ, khôi phục các nguồn tài nguyên và môi trường trên cơ sở phân tích thực trạng và xác định các nguyên nhân gây tác động. Mã ngành: 7850101 Thời gian đào tạo: ĐH 3 năm Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, B00, D07 |
Bộ môn Quản lý Tài nguyên & Môi trường
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM – MÔI TRƯỜNG