Hội thảo khoa học báo cáo kết quả thực hiện đề tài ứng dụng và phát triển công nghệ cấp tỉnh Ninh Thuận
NTTU – Viện Công nghệ Môi trường và Phát triển bền vững cùng Khoa Dược Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã tổ chức thành công hội thảo khoa học “Khảo sát trữ lượng nguồn nguyên liệu dây khai; đánh giá tính an toàn và tác dụng chính của cao khai sản xuất tại tỉnh Ninh Thuận”
Vào ngày 18/11/2021, Viện Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững cùng Khoa Dược Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã tổ chức thành công hội thảo khoa học “Khảo sát trữ lượng nguồn nguyên liệu dây khai; đánh giá tính an toàn và tác dụng chính của cao khai sản xuất tại tỉnh Ninh Thuận” thông qua hình thức trực tuyến. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ cấp tỉnh do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận tổ chức.
Chương trình được tổ chức thành công thông qua hình thức trực tuyến
Chương trình hội thảo đã quy tụ những chuyên gia, nhà khoa học trẻ trong các lĩnh vực y, dược, công nghệ sinh học, công nghệ hóa học từ các đơn vị trong và ngoài Trường ĐH Nguyễn Tất Thành để cùng phản biện, chia sẻ về những kết quả thu được trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cụ thể về phía Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Tây Nguyên, Trung tâm Sâm và Dược liệu, Viện kỹ thuật Công nghệ Cao NTT, Khoa Dược, Khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường…
Hội thảo quy tụ đông đảo những chuyên gia, nhà khoa học trẻ trong các lĩnh vực y, dược, công nghệ sinh học, công nghệ hóa học… tham gia
Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật đã và đang được sử dụng vào y học ngày càng phổ biến. Tại tỉnh Ninh Thuận, theo kinh nghiệm dân gian của người Rhe, dịch chiết từ rễ dây khai (Coptosapelta flavescens Korth.) được bào chế thành một sản phẩm có tên “cao khai” và sử dụng như một phương thuốc y học cổ truyền điều trị các bệnh xương khớp, giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn, chữa tiêu chảy… Tuy nhiên một vấn đề quan trọng được đặt ra có liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm tự nhiên nói chung và sản phẩm cao khai nói riêng để điều trị bệnh là thiếu bằng chứng khoa học trong việc xác thực công dụng thực đã và đang được truyền miệng. Do đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận đã tuyển chọn và giao nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Môi trường và Phát triển bền vững, Khoa Dược Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp với Hội Đông y tỉnh Ninh Thuận, Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận cùng tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát trữ lượng nguồn nguyên liệu dây khai; đánh giá tính an toàn và tác dụng chính của cao khai sản xuất tại tỉnh Ninh Thuận” nhằm (1) điều tra, khảo sát và xác định tên khoa học và báo cáo về trữ lượng, phân bố của dây khai; (2) tình hình sản xuất, tiêu thụ cao khai; (3) đánh giá thành phần hóa, lý; các hoạt chất chính; tính an toàn về vi sinh và độc tính; (4) đánh giá tác dụng của cao khai sản xuất tại Ninh Thuận trong chăm sóc sức khỏe thông qua mô hình thực nghiệm; (5) đề xuất quy trình sản xuất cao khai và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của cao khai sản xuất tại Ninh Thuận… Từ đó, làm cơ sở để kiểm soát, phát triển và nâng cao giá trị cho bài thuốc cổ truyền này.
Tại hội thảo, các nghiên cứu viên đã báo cáo những kết quả thu được trong quá trình thực hiện đề tài với 3 nội dung:
– Thành phần hóa, lý, các hoạt chất tính và tính an toàn về vi sinh của sản phẩm “cao khai” sản xuất tại tỉnh Ninh Thuận (ThS. Phạm Trí Nhựt)
– Khảo sát độc tính cấp đường uống, tác động kháng viêm của sản phẩm “cao khai” sản xuất tại tỉnh Ninh Thuận (ThS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết)
– Đánh giá tác dụng giảm đau của “cao khai” sản xuất tại tỉnh Ninh Thuận (ThS. Hoàng Thị Phương Liên)
Các nghiên cứu viên cùng khảo sát trữ lượng nguồn nguyên liệu dây khai; đánh giá tính an toàn và tác dụng chính của cao khai để làm cơ sở để kiểm soát, phát triển và nâng cao giá trị cho cao khai
Trong quá trình báo cáo và trao đổi những kết quả nghiên cứu, các thành viên của Viện Công nghệ Môi trường và Phát triển bền vững, Khoa Dược Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã thể hiện được năng lực chuyên môn, tác phong, khả năng phân bổ, phối hợp làm việc chuyên nghiệp. Dựa trên những phản biện, góp ý cũng như chia sẻ từ chuyên môn và chính kinh nghiệm thực tế, các chuyên gia đã giúp báo cáo viên nhìn nhận lại những vấn đề đã đạt và chưa đạt trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Qua đó có những chỉnh sửa, bổ sung phù hợp nhằm hoàn thiện báo cáo tổng kết đề tài một cách tốt nhất. Những kết quả thu được cũng đã được ghi nhận và xác thực tính khoa học thông qua việc công bố trên các tạp chí, hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước.
Buổi hội thảo sẽ là cơ sở, cơ hội để các thành viên thực hiện và những nhà khoa học trẻ tham dự có được kiến thức, góc nhìn mới trong việc phát triển hướng nghiên cứu tiếp theo ngày một tốt hơn. Từ đó khẳng định và nâng cao vị thế nghiên cứu khoa học, hợp tác chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo của Trường các nhà cái uy tín siyanks.com trong cộng đồng khoa học quốc tế.
P. Khoa học Công nghệ