các nhà cái uy tín siyanks.com - App game đổi thưởng uy tín

Hội nghị về định hướng các hoạt động nghiên cứu mũi nhọn năm học 2022-2023 của Viện Khoa học Xã hội Liên ngành

NTTU – Với mục đích tổng kết lại các hoạt động của Viện Khoa học Xã hội liên ngành (VKHXHLN) trong 1 năm học vừa qua cũng như thảo luận về các định hướng mới của Viện nhằm triển khai mục tiêu chất lượng trong năm học mới, chiều ngày 08/09/2022, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã tổ chức hội nghị với chủ đề “Định hướng các hoạt động nghiên cứu mũi nhọn nhằm triển khai mục tiêu chất lượng năm học 2022-2023 của Viện KHXHLN

Tham dự chương trình có GS.TS Trần Trung – Giám đốc Học viện Dân tộc, thành viên cố vấn của Viện KHXHLN. Về phía Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có sự tham dự của TS. Trần Ái Cầm – Hiệu trưởng, PGS.TS. Trần Thị Hồng – Phó hiệu trưởng kiêm Viện trưởng Viện KHXHLN, TS. Nguyễn Lan Phương – Phó Hiệu trưởng kiêm Phó Viện trưởng Viện KHXHLN cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị: Phòng Khoa học Công nghệ, khoa Quản trị kinh doanh, khoa Tài chính – Kế toán.

Toàn cảnh hội nghị 

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, PGS.TS. Trần Thị Hồng thống kê lại các hoạt động mà Viện đã hoàn thành được trong thời gian qua, cụ thể Viện đã thực hiện trên 30 đề tài cấp cơ sở, 10 đề tài KHCN cấp tỉnh cũng như các dự án hợp tác bên ngoài, và thực hiện 25 bài báo được đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước. Ngoài ra, PGS. TS. Trần Thị Hồng cũng đề cập đến những thuận lợi và khó khăn mà Viện đã gặp trong thời gian vừa qua, đồng thời thay mặt Viện gửi lời cảm ơn các khoa, phòng ban đã hỗ trợ để Viện có thể hoàn các mục tiêu chất lượng của năm học 2021-2022.

PGS.TS. Trần Thị Hồng thống kê lại các hoạt động của Viện 

Cũng trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu và chuyên gia đã cùng nhau bàn luận về những nội dung xoay quanh các đề xuất, phương thức triển khai các mục tiêu chất lượng cho năm học mới của Viện KHXHLN, cũng như đề cập về sự chênh lệch trong việc thực hiện và công bố nghiên cứu ở lĩnh vực Khoa học – Xã hội so với các ngành Khoa học – Kỹ thuật khác. Theo GS.TS. Trần Trung – Chủ tịch Hội đồng cố vấn Viện KHXHLN, Viện cần xác định vai trò và sứ mệnh của mình đối với Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, qua đó các hoạt động, sản phẩm của Viện cần được bám bám sát vào sứ mệnh hoạt động của mình, làm rõ tính chất “khoa học – xã hội liên ngành”, để có thể tạo ra sự khác biệt với các đơn vị khác trong Nhà trường, đồng thời góp phần làm nổi bật vị thế của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong khu vực và trong nước. Với sứ mạng của mình, Viện cần phục vụ và giải quyết các bài toán kinh tế – xã hội của khu vực và các địa phương. để có thể nâng cao vị thế, đóng góp học thuật cho các nghiên cứu của quốc gia cũng như nghiên cứu quốc tế. Bên cạnh đó, GS.TS. Trần Trung cũng góp ý rằng Viện cần có sự kết nối giữa nghiên cứu và đào tạo và trở thành một trung tâm để kết nối với các khoa/ đơn vị cùng hướng nghiên cứu, tổ chức các buổi tập huấn để nâng cao năng lực.

Phát biểu tại hội nghị TS. Trần Ái Cầm – hiệu trưởng Nhà trường cho rằng khối nghiên cứu xã hội liên ngành đã bắt đầu mở rộng ở một số trường đại học gần đây và việc điều chỉnh chiến lượng, tầm nhìn và sứ mạng của Viện đối với Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là điều cần thiết. Bên cạnh đó, TS. Trần Ái Cầm cũng chỉ ra rằng Viện không nên chỉ thực hiện các nghiên cứu nội bộ, mà phải đáp ứng được nhu cầu của địa phương về kinh tế – xã hội. TS. Trần Ái Cầm mong rằng việc tổ chức hội nghị lần nãy sẽ là bước đầu giúp Viện trong việc hình thành những kế hoạch để thực hiện mục tiêu nghiên cứu và tiến xa hơn là kết hợp với đào tạo.

TS. Trần Ái Cầm phát biểu tại hội nghị

Các chuyên gia, khách mời và đại diện các đơn vị tham gia hội nghĩ cũng đồng tình với ý kiến Viện không những chỉ phục vụ cho các tổ chức doanh nghiệp, mà còn phải phục vụ cho hoạt động đào tạo. Theo TS. Bùi Văn Thời – Trưởng khoa Quản trị – Kinh doanh, các sản phẩm nghiên cứu của Viện cần phải nhấn mạnh vào tính chất “xã hội liên ngành”. Còn theo PGS. TS. Bạch Long Giang – Trưởng phòng KHCN thì Viện cần hướng tới vai trò là trung tâm kết nối giữa các khoa và các đơn vị khác, đây là nhiệm vụ khá quan trọng trong việc xác định được sự cần thiết của Viện đối với Nhà trường. PGS. TS. Bạch Long Giang cũng hy vọng Viện sẽ là đơn vị chủ trì trong việc xây dựng các lớp tập huấn một cách bài bản để nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường bằng cách xây dựng chương trình đối sánh và đánh giá các chương trình đào tạo của trường với các trường ĐH trên thế giới. Ngoài ra, Viện có thể tổ chức các hội thảo KHXH quốc tế thường niên để có thể nâng cao vị thế của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng như nâng cao năng lực hoạt động của trường, tạo điều kiện cho các thầy cô học tập và nâng cao chất lượng giảng dạy.

Để hỗ trợ Viện trong việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu chất lượng, TS. Phan Bùi Gia Thủy – Giảng viên khoa Tài Chính – Kinh tế cũng đã chia sẻ một số cách thức thực hiện các đề tài hoặc các bài báo dựa trên các ý tưởng từ các dữ liệu khoa học từ các đề xuất đặt hàng của các tỉnh địa phương. TS. Thái Hồng Thụy Khánh – Trưởng khoa Tài chính- Kế toán nhận định rằng với tính chất ‘liên ngành’, Viện nên phối hợp với các khoa và lập nên các nhóm nghiên cứu theo từng lĩnh vực và theo chuyên môn của từng khoa, để cùng nhau thực hiện và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác nghiên cứu từ các khoa và thực hiện đề tài. Ý kiến này nhận được sự đồng tình của TS. Nguyễn Xuân Nhĩ – Trưởng khoa Quản trị – Kinh doanh. TS. Nguyễn Xuẫn Nhĩ cũng cho rằng việc xây dựng đề tài và viết báo cần có sự tập trung và đầu tư vào ngôn ngữ vì đây là một hạn chế đối với nhiều giảng viên của các khoa, do đó cần có sự phối hợp của Viện trong việc hỗ trợ chuyển tải ngôn ngữ sẽ tạo nên động lực và thúc đẩy cho các giảng viên thực hiện nghiên cứu.

Để tổng kết chương trình, GS.TS. Trần Trung đã trình bày một số quan điểm như: sự chênh lệch trong việc công bố nghiên cứu giữa KHKT và KHXH chủ yếu xuất phát từ hai nguyên nhân: sự khác biệt trong ngôn ngữ của ngành Kỹ thuật và Xã hội và sự khác biệt trong chuẩn phân tích của mảng kỹ thuật so với mảng xã hội. Để có thể giải quyết vấn đề trên, GS.TS. Trần Trung nhấn mạnh sự quan trọng của việc xây dựng các nhóm nghiên cứu liên ngành để cùng nhau giải quyết được các vấn đề của một đề tài một cách nhanh chóng. Ông cũng nhận thấy các nghiên cứu của KHXH thường chưa có lựa chọn đúng về vấn đề để công bố và thường chỉ tập trung vào công bố các khung lý thuyết hoặc giải pháp, dẫn tới việc hạn chế khả năng công bố các nghiên cứu ra quốc tế, vì vậy việc tìm ra các tiềm năng trong một đề tài để có thể công bố nghiên cứu quốc tế thành công đồng thời đáp ứng được các mục tiêu chất lượng cần được chú trọng. Ngoài ra, Viện có thể chủ trì trong việc bổ sung đối sánh (các tiêu chí trong bảng xếp hạng với thực trạng) và phối hợp với các khoa, rà soát đội ngũ và bổ sung các học hàm, đồng thời xây dựng và duy trì hội thảo thường niên mang thương hiệu Việt Nam của trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng như nâng cấp thương hiệu của Nhà trường.

GS.TS. Trần Trung chia sẻ một số vấn đề tại hội nghị 

Được thành lập từ năm, Viện KHXHLN Trường ĐH Nguyễn Tất Thành ra đời nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội dưới tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và khu vực; Đào tạo và liên kết nguồn nhân lực khoa học xã hội chất lượng cao. Đặc biệt là tư vấn, tham vấn và thẩm định chương trình, dự án, đề tài thuộc các lĩnh vực có liên quan. Viện Khoa học xã hội liên ngành, ĐH Nguyễn Tất Thành được thành lập cũng với mục tiêu tăng cường các hoạt động nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội.

Ban Mai 

các nhà cái uy tín siyanks.com khácXem thêm