Đôi điều cần biết về ngành Vật lý y khoa
• Ngành Vật lý y khoa học gì? Ra trường làm gì?
• Ngành Vật lý y khoa Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đầu tư thiết bị thực hành cho sinh viên
NTTU – Đã từ lâu, Vật lý y khoa được coi là một trong thành tố quan trọng của y học bức xạ nói chung và xạ trị nói riêng. Cùng với sự ra đời chuyên ngành xạ trị và chẩn đoán hình ảnh (1986), ngành Vật lý y khoa cũng vì thế mà được hình thành. Vật lý y khoa là cầu nối giữa vật lý và y học. Vật lý y khoa trong quá khứ và hiện tại thường tập trung vào 3 lĩnh vực chính sau: 1) xạ trị; 2) chẩn đoán hình ảnh; 3) Y học hạt nhân. Trong đó, sự đóng góp của các nhà vật lý y khoa được ghi nhân trong bốn hướng phát triển cơ bản mang tính nền tảng sau: a) Những khám phá cơ bản dẫn đến hình thành các phương thức điều trị và chẩn đoán hình ảnh mới; b) Những phát minh công nghệ trong việc phân phối liều (nghiên cứu chế tạo các thiết bị chẩn đoán và xạ trị); c) Những sáng chế kỹ thuật trong việc lập kế hoạch điều trị; d) Những phát minh công nghệ trong chẩn đoán hình ảnh.
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, vai trò của Vật lý y khoa ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đều công nhận ngành Vật lý Y khoa là một trong các ngành khối chăm sóc sức khỏe.
Nhiệm vụ chính liên quan trực tiếp tới nghề nghiệp Vật lý y khoa trong y tế là: Áp dụng các quy luật và kiến thức vật lý và kỹ thuật để phát triển hoặc cải tiến những ứng dụng trong sinh học, y học và các ứng dụng thực tiễn khác; Đảm bảo an toàn và phân phối hiệu quả liều xạ tới bệnh nhân để đạt được kết quả chẩn đoán hoặc điều trị theo chỉ định của bác sỹ; Đảm bảo đo lường và mô tả chính xác các đại lượng vật lý được sử dụng trong các ứng dụng y tế; Thử nghiệm vận hành và đánh giá thiết bị được sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh, điều trị y khoa và đo và phân tích liều; đánh giá rủi ro, xác định liều bệnh nhân; Tham vấn và tư vấn với các bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác trong việc tối ưu hóa sự giữa tác động có lợi và có hại của bức xạ.
Vật lý y khoa là ngành mới tại Việt Nam và Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là trường đầu tiên đào tạo ngành này
Nhà vật lý y khoa nổi tiếng GS.Ervin B. Pogorsak của Canada đã phát biểu như sau: “Một người khoẻ mạnh có cả nghìn điều ước, người ốm chỉ có một. Phần lớn công việc của các nhà Vật lý y khoa là gián tiếp liên quan đến những người chỉ có một điều ước. Chúng ta không được quên rằng, mặc dù chúng ta được đào tạo về khoa học và kỹ thuật, nhưng thuộc tính hướng thiện mạnh nhất của chúng ta phải là lòng trắc ẩn đối với bệnh nhân và tính kỷ luật đối với công việc của mình”.
Ngành Vật lý Y khoa luôn luôn giữ được vị trí xứng đáng là một trong những ngành khoa học tiên tiến và hấp dẫn nhất, đem lại nhiều niềm vui cuộc sống cho mọi người.
Các học viên nếu tham gia chương trình cử nhân Vật lý y khoa của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành ngoài những kiến thức cơ bản được đào tạo trong 2 năm đầu theo chuẩn quốc ra thì trong 3 năm tiếp theo sẽ được trang bị đầu đủ những kiến thức cơ sở ngành và các kiến thức chuyên sâu về Vật lý y khoa theo chuẩn quốc tế của IAEA được Tổ chức Vật lý Y khoa Quốc tế công nhận. Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các khoa xạ trị, y học hạt nhân và chẩn đoán hình ảnh tại các bệnh viện hoặc làm việc ở các viện nghiên cứu hoặc tham gia các doanh nghiệp kinh doanh và chế tạo thiết bị y tế, các đơn vị làm công tác kiểm định.
Vật lý y khoa đang là ngành thiếu nguồn nhân lực được đào tạo chính quy
Các nhà Vật lý y khoa thường hợp tác với các bác sĩ, kỹ thuật viên thực hiện các công việc liên quan tới chẩn đoán và điều trị đồng thời là người có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và nâng cao hiệu quả trong khám chữa bệnh.
Năm 2021, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành dự kiến xét tuyển theo 5 phương thức: + Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 theo tổ hợp môn. + Phương thức 2: Xét kết quả học bạ THPT đạt 1 trong các tiêu chí: ♦ Tổng ĐTB 1 HK lớp 10+ ĐTB 1 HK lớp 11+ ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 học kỳ của mỗi năm học); ♦ Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên; ♦ Điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên; + Phương thứ 3: Xét kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM. + Phương thức 4: Thi tuyển đầu vào do trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức. + Phương thức 5: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các thí sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, Kỳ thi tay nghề Asean và quốc tế; xét tuyển các thí sinh người nước ngoài đủ điều kiện học tập hoặc theo diện cử tuyển. Riêng với các ngành sức khỏe, Trường áp dụng theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT. |
► Thí sinh đăng ký tại đây để được tư vấn chi tiết hơn:
———————————————————————————————-
Trụ sở chính: 300A – Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 1900 2039 (ext: 305) Fax: (028) 3940 4759
Hotline: 0902 298 300 – 0906 298 300 – 0912 298 300 – 0914 298 300
Email: [email protected] Facebook: Facebook.com/DaiHocNguyenTatThanh
TS. Đặng Thanh Lương
Trưởng ngành Vật lý y khoa, Khoa Y Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.