Có một ngành càng học càng hot, chưa ra trường đã được “đặt hàng”
NTTU – Một ngành học đang được chính phủ chọn là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam để đầu tư phát triển. Liên tục nhiều năm qua được đưa vào danh mục các ngành “nóng” về nhu cầu lao động và nhanh chóng trở thành xu thế lựa chọn cho các bạn trẻ. Đó chính là Ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô.
Công nghệ ô tô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như: Cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô, điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng. Tất cả các công đoạn, từ bảo trì, bảo dưỡng động cơ, lắp ráp hệ thống, nghiên cứu công nghệ và tạo ra các dòng sản phẩm mới đều cần đến bàn tay và khối óc các chuyên gia am hiểu tường tận về ô tô.
Các số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy. Chỉ trong tháng 4/2022, lượng ôtô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam tăng mạnh 28,1% so với tháng trước đó. Nhu cầu mua dùng dòng phương tiện này ngày càng tăng.
Liên tục trong nhiều năm qua, Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thị trường lao động của TP HCM đều đưa Kỹ thuật Ô tô vào danh mục các ngành “nóng” về nhu cầu lao động. Các tập đoàn ô tô hàng đầu của Đức, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc như BMW, Toyota, Honda, Ford, GM hay Kia, Huyndai,… tại Việt Nam đều đặn tổ chức tuyển dụng hàng năm nhưng “nguồn” vẫn không đủ. Ngoài ra, các doanh nghiệp ô tô lớn của Việt Nam như VinFast, Trường Hải, Huyndai Thành Công đều có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật ô tô sẽ tiếp tục tăng lên.
Theo các chuyên gia dự báo, thị trường ô tô tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ bùng nổ mạnh mẽ. Nhất là khi ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đang được chính phủ chọn là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2030 để đầu tư, phát triển. Như vậy, có thể nói, đây là một thị trường tiềm năng với nhiều hứa hẹn về việc làm trong tương lai.
Người ta ước tính có hàng trăm ngàn chi tiết máy được lắp ráp trong một chiếc ôtô hoàn chỉnh. Để chế tạo một chiếc ôtô cần phải trải qua nhiều quá trình từ chế tạo đến lắp ráp và cần rất nhiều nhân lực. Bạn có thể là một công nhân trực tiếp lắp ráp hay chế tạo các chi tiết cơ khí hay một kỹ sư quản lý một quy trình trong hệ thống sản xuất. Một nhà máy lắp ráp ôtô rộng hàng chục ngàn hecta và có hàng trăm công nhân, kỹ sư, chuyên viên cùng nhau làm việc. Có thể thấy cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và trực tiếp tiếp xúc với khoa học kỹ thuật mới trong ngành cơ khí là những cái được của người lao động.
Nhiều người vẫn còn mang nặng cảm giác về nghề cơ khí là dầu mỡ, là lấm lem. Thực ra ngày nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại với nhiều máy móc hiện đại, công việc của người công nhân cơ khí đã được hỗ trợ rất nhiều. Môi trường làm việc cũng ngày càng được đảm bảo. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những xưởng sản xuất rất sạch và người công nhân mặc đồng phục trắng khi làm việc. Hơn nữa, với những kinh nghiệm thu được về chuyên môn và kỹ năng làm việc, bạn sẽ mau chóng thăng tiến lên những vị trí cao hơn, có cơ hội được gửi đi học tập ở nước ngoài hay được công ty tài trợ những khóa học nâng cao trình độ. Làm việc trong một ngành lớn luôn có những ưu thế và cơ hội của nó. Một ngày nào đó, khi đã chín về chuyên môn và kinh nghiệm, bạn có thể đem những kiến thức của mình ra ngoài và xây dựng cơ ngơi riêng của mình bằng một garage sửa chữa bảo trì ôtô. Có thể nói, đây là một ngành rất thích hợp để những người trẻ nhiều tài năng vun đắp những hoài bão của mình.
Hiện nay cơ hội việc làm và thành công luôn rộng mở cho những có ai đam mê và quyết tâm theo đuổi đến cùng. Bởi vậy, dù là nam hay nữ, chỉ cần bạn thực sự yêu thích công việc lắp ráp, chế tạo đồng thời có mong muốn tham gia vào quá trình sản xuất, vận hành máy móc thì ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô luôn là sự lựa chọn lý tưởng.
Thực tế cho thấy, không ít cơ sở đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô đang có những chính sách khuyến khích dành cho nữ sinh theo học. Rất nhiều thợ giỏi ngành ô tô là nữ. Nữ giới thường chăm chỉ và có tính cẩn thận và cũng nhạy cảm hơn trong việc chẩn đoán bệnh của xe.
Đây là một ngành học rất rộng, từ sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối, dịch vụ kỹ thuật, đăng kiểm, mua bán xe cũ, truyền thông, giáo dục…. Nhìn chung, có thể xem ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô như một ngành công nghiệp thu nhỏ.
Trong đó có rất nhiều nghề mà các bạn nữ có thể tham gia vào (từ thiết kế, nghiên cứu, điều phối kho, điều phối dây chuyền sản xuất, kiểm soát chất lượng PDI cho đến: bảo dưỡng sửa chữa, cố vấn dịch vụ, bán xe cũ mới, bán phụ tùng, đồ chơi, làm truyền thông cho các website bán xe, các trang tin diễn đàn, làm marketing các cty phân phối thiết bị, phụ tùng, làm ở trạm đăng kiểm, giáo viên…).
Trong số rất nhiều nghề này, con gái có thể làm tốt và có thể nói tốt hơn nhiều lần so với con trai. Thêm nữa, ở nhóm ngành kỹ thuật và công nghệ luôn đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Đây là một trong những điểm mạnh đặc biệt thấy ở nữ giới.
Sinh viên học ngành Kỹ thuật Ô tô sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí sau đây:
– Kỹ sư thiết kế tại các nhà máy, trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn ô tô trong nước và quốc tế.
– Kỹ sư vận hành hệ thống tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô – máy động lực.
– Kỹ sư tại các tập đoàn công nghiệp, công ty trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo ô tô và xe chuyên dụng, vận tải và khai thác các thiết bị xe-máy công trình, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng.
– Kỹ sư tư vấn, thiết kế, vận hành, giám sát tại các phòng kỹ thuật, phòng sản xuất, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng thiết kế các cơ sở sản xuất, thiết kế, sửa chữa ô tô – máy động lực, các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, trạm sửa chữa ô tô.
– Kỹ sư kỹ thuật tại các cơ quan quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ và công nghiệp ô tô.
– Kỹ sư nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực ô tô – máy động lực.
– Giảng dạy kỹ thuật, tại trường dạy nghề, các trường đại học kỹ thuật, cao đẳng kỹ thuật trên khắp cả nước.
– Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô.
– Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp, công ty tập đoàn kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô.
– Kỹ sư sản phẩm chuyên thiết kế các thành phần, các hệ thống, thiết kế và kiểm tra thiết bị xem nó có đạt được yêu cầu đặt ra hay không, vật liệu có đạt được độ bền hay không..
– Kỹ sư phát triển cung cấp các thuộc tính của ô tô. Họ tiến hành cung cấp cho kỹ sư thiết kế về độ cứng của lò xo để cho xe hoạt động như mong muốn trong các điều kiện đường xá.
Với triết lý giáo dục “Học tập thông qua trãi nghiệm”, chương trình đào tạo được xây dựng với định hướng ứng dụng, dựa trên sự đóng góp ý kiến trực tiếp từ các nhà tuyển dụng và người giỏi nghề trong lĩnh vực ô tô, nhằm đào tạo sinh viên khi ra có đủ năng lực làm việc theo nhu cầu thực tế xã hội. Trong quá trình học tập, sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc thông qua các buổi tham quan, môn kiến tập, thực tập. Giảng viên đến từ doanh nghiệp tham gia trực tiếp giảng dạy nhằm giúp sinh viên có những kiến thức và kinh nghiệm thực tế, qua đó áp dụng kiến thức đã học một cách hiệu quả.
Nội dung chương trình ưu tiên các kiến thức chuyên ngành và nâng cao thời lượng thực hành. Theo đó, các kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên và xã hội làm nền tảng để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp như: Toán cao cấp, Vật lý đại cương, Anh văn giao tiếp, TOEIC… chỉ chiếm khoảng 30% thời gian học.
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp chiếm đến 70% thời lượng (cơ sở ngành 35% và chuyên ngành 35%). Trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô – máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, hệ thống khung gầm – thân vỏ, hệ thống điện, điện tử và điều khiển… để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành kỹ thuật liên quan đến ô tô.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đầu tư xe ô tô điện cho sinh viên thực hành
Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng khai thác, sử dụng và dịch vụ bảo dưỡng, sữa chữa ô tô cũng như sản xuất phụ tùng, lắp ráp, góp phần cải tiến, tối ưu hiệu quả sử dụng và phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường.
Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô sinh viên sẽ học như: Cấu tạo động cơ đốt trong, Cấu tạo ô tô, Hệ thống điện – điện tử ô tô, Hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, Công nghê chẩn đoán, Sửa chữa và kiểm định ô tô, Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô, Quản lý dịch vụ ô tô…. Đặc biệt, từ năm học 2022 chuyên ngành về xe điện sẽ được đưa vào chương trình đào tạo để đáp ứng xu hướng phát triển mới của ngành công nghiệp ô tô, do đó nhóm môn chuyên về xe điện sẽ được giảng dạy trong chương trình đào tạo để sinh viên lựa chọn.
Cuối chương trình học, sinh viên được giới thiệu thực tập tại các doanh nghiệp trong thời gian 3 tháng. Khoa Kỹ thuật – Công nghệ có mạng lưới liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp tốt và uy tín trong lĩnh vực ô tô và công nghiệp phụ trợ liên quan, đảm bảo giúp sinh viên có điều kiện môi trường rèn luyện kỹ năng và tiếp cận được với những thiết bị ô tô đa dạng và hiện đại. Song song đó là rèn luyện kỹ năng mềm thông qua các môn học: tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc cộng đồng, kỹ năng xin việc…
1. Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Ô-tô
a. Họ là ai?
Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật ô-tô có năng lực để bảo trì, bảo dưỡng, lắp ráp và thiết kế các giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng của xe ô tô sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
b. Việc làm sau tốt nghiệp
+ Kỹ sư bảo dưỡng, bảo trì, sữa chữa ô-tô; vận hành, đảm bảo/kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các nhà máy sản xuất phụ tùng và dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô-tô;
+ Giám sát xưởng, kỹ sư tư vấn kỹ thuật, dịch vụ khách hàng tại các công ty, garage ô-tô;
+ Nhân viên bán hàng trong các công ty kinh doanh phụ tùng/ô-tô…
2. Chuyên ngành Xe điện và ô-tô thông minh
a. Họ là ai?
SV chuyên ngành Xe điện và ô-tô thông minh là các kỹ sư Công nghệ kỹ thuật ô-tô có năng lực vể bảo trì, bảo dưỡng, lắp ráp và thiết kế các giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng, lập trình các phần mềm điều khiển trên xe điện.
b. Việc làm sau tốt nghiệp
+ Kỹ sư bảo dưỡng, bảo trì, sữa chữa xe điện;
+ Kỹ sư phát triển, xây dựng phần mềm điều khiển hỗ trợ người lái và tối ưu năng lượng, nâng cao an toàn trên xe ô-tô thông minh.
+ Kỹ sư vận hành, đảm bảo/kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các nhà máy sản xuất phụ tùng và dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô-tô.
+ Lập trình các ứng dụng trên môi trường hệ điều hành sử dụng trên ô-tô.
+ Giám sát xưởng, kỹ sư tư vấn kỹ thuật, dịch vụ khách hàng tại các công ty, garage ô-tô;
+ Nhân viên bán hàng trong các công ty kinh doanh phụ tùng/ô-tô…
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành