Bệnh sốt xuất huyết do virus
Sốt xuất huyết do virus – Viral hemorrhagic fever-VHF là bệnh do một số họ virus: s, , Hantavirus, Nairovirus, Phenuivirus… gây ra trên các hệ thống cơ quan như tim mạch làm tắt nghẽn mạch máu và bất hoạt cơ thể. Các triệu chứng ở bệnh gây ra bởi các họ virus khác nhau thường khác nhau nhưng đều gây nên tình trạng xuất huyết đe dọa tính mạng người bệnh và chưa có thuốc hoặc vaccine điều trị đặc hiệu. Ngoài tình trạng xuất huyết, các họ virus gây bệnh còn có những đặc điểm chung như:
+ Vật liệu di truyền là acid ribonucleic – RNA, được bao bọc bởi lớp vỏ lipoprotein
+ Bị tiêu diệt bởi các tác nhân vật lý như nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, tia gamma và tác nhân hóa học có bản chất là thuốc tẩy, các dung môi hữu cơ
+ Sống ký sinh trên cơ thể vật chủ
+ Khả năng lây bệnh: từ động vật, côn trùng sang người và từ người sang người
+ Sốt xuất huyết do virus có thể gây nên đại dịch, khó dự đoán và kiểm soát
Cấu tạo của s
Các nguyên nhân lây lan nguồn bệnh là do tiếp xúc với nước tiểu, phân, nước bọt hoặc dịch tiết cơ thể người hoặc xác động vật bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, nguồn lây nhiễm còn xuất phát từ nguyên nhân bị muỗi, bọ chét nhiễm bệnh đốt hoặc chạm vào những dụng cụ y tế qua sử dụng chứa dịch tiết của người bệnh. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh, cần rửa tay đúng cách bằng xà phòng, nước rửa tay khô trước khi ăn, sau khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh… Tránh ở gần, tiếp xúc với người bệnh, phòng ngừa muỗi và côn trùng đốt, đeo khẩu trang, ăn đồ ăn chín còn ấm, bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng và sạch hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch chống lại sự lây nhiễm virus.
Các triệu chứng của bệnh nhân dương tính với bệnh sốt xuất huyết: nóng sốt, nhức đầu, mỏi mệt, ho, hắt hơi, đổ mồ hôi, mất nước, mệt mỏi, ăn không ngon, đau amidan, chảy nước mũi, khó thở, viêm họng, viêm da, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, phát ban, sưng mặt, đỏ mắt. Các trường hợp cấp tính có dấu hiệu đau nhức toàn thân, chảy máu và tổn thương mạch máu trong gan, phổi, thận và hệ thống thần kinh. Đặc biệt, những triệu chứng đều xuất hiện từ 16 giờ tới 48 giờ và chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng, sau đó sẽ xuất hiện tình trạng sốt – phản ứng chống lại virus của hệ miễn dịch. Phần lớn các cơn sốt ở nhiệt độ từ 37,2°C đến hơn 39°C tùy vào họ virus, kéo dài từ 3-4 ngày, một số ít kéo dài ít nhất 1 ngày hoặc kéo dài từ 10 ngày trở lên. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp nhiễm siêu vi gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: mất nước, xuất hiện ảo giác, mê sảng, hôn mê, co giật, suy thận, suy gian, sốt hô hấp, suy đa cơ quan, nhiễm trùng huyết… Để chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết do virus, bác sĩ loại trừ trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn thông qua các triệu chứng và tiền sử bệnh cũng như thực hiện các xét nghiệm máu, nước bọt hoặc chất dịch cơ thể.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết do virus
Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết truyền từ người sang người hiệu quả nhất là cách ly những người bệnh và tránh lây nhiễm giữa bệnh nhân và nhân viên chăm sóc y tế. Hủy bỏ những vật dụng y tế sau sử dụng từ những bệnh nhân nhiễm trùng.
Những bệnh nhân nhiễm Arenavirus gây sốt Lassa có thể thích ứng với thuốc chống ribavirin và được điều trị sớm trong thời gian nhiễm trùng. Sử dụng vaccin phòng ngừa Flavivirus gây bệnh sốt vàng và Arenavirus gây sốt xuất huyết Argentine. Tuy nhiên, các loại vaccine sử dụng trên các nhóm virus gây bệnh khác đang được thí nghiệm nhưng chưa được cấp phép sử dụng. Ngoài ra, cần điều trị kịp thời với các trường hợp trẻ em sốt trên 38°C; trường hợp sốt kèm theo các triệu chứng đau đầu dữ dội, cứng cổ, mắt bị chói sáng – dấu hiệu cảnh báo viêm màng não; trường hợp rối loạn tri giác trên người nhiễm virus phải ghép tạng, điều trị ung thư hoặc nhiễm HIV phải dùng thuốc ức chế miễn dịch như steroid, methotrexate.
Cấu trúc, chu trình sao chép và quá trình lây nhiễm của Flavivirus
Sốt xuất huyết do virus thường không cần điều trị. Không giống như các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, thuốc kháng sinh không có tác dụng với nhiễm trùng do virus – trừ nhiễm trùng thứ cấp trong khi bị sốt xuất huyết do virus. Điều trị bệnh sốt xuất huyết do virus dựa vào tác nhân gây bệnh, mức độ sốt cùng các triệu chứng khác đi kèm. Ở mức độ sốt nhẹ hơn, các phương pháp điều trị có thể bao gồm dùng thuốc không kê đơn, tắm nước ấm, uống nhiều nước và không chườm lạnh hoặc ngâm nước lạnh để hạ sốt gây nên các triệu chứng nghiêm trọng tới cơ thể.
DS. Trần Thủy Tiên – Khoa KTXNYH (Tổng hợp)