Bật mí những giải pháp để môn Toán không còn là nỗi lo ôn thi
NTTU – Toán là một môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời cũng chiếm vị trí ở nhiều tổ hợp môn xét tuyển đại học. Chính vì thế, Toán luôn gây ra nhiều lo lắng cũng như chiếm nhiều thời gian ôn tập của thí sinh. Để môn Toán không còn là nỗi lo trong thời điểm hiện nay, trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ bật mí cho bạn một số giải pháp ôn thi hiệu quả nhé!
- Tổng hợp kiến thức Toán như thế nào là đầy đủ?
Về kiến thức môn Toán, nhiều chuyên gia ôn luyện cho rằng bạn cần nắm 7 phần kiến thức gồm: Hàm số và đồ thị; Hàm số mũ và hàm số logarit; Nguyên hàm và tích phân; Số phức; Khối đa diện; Khối nón – trụ – cầu và cuối cùng là Hệ trục tọa độ trong không gian – hình học giải tích Oxyz.
Việc tạo đề cương ôn thi Toán sẽ giúp bạn hoàn toàn làm chủ kiến thức và nhớ rất nhanh và lâu, ngoài ra bạn có thể dùng nhiều cách ghi nhớ khác nhau tùy theo khả năng và sở thích của mình. Chẳng hạn như sử dụng sơ đồ tư duy thay vì đề cương truyền thống, điều này sẽ giúp việc học và thống kê lý thuyết trở nên thú vị hơn và theo phong cách của riêng mình từ đó chắc chắn các bạn sẽ có ôn thi hiệu quả nhất cho bản thân.
- 80% cơ hội nếu nắm chắc phần kiến thức cơ bản
Theo đó, đề thi môn Toán có 80% là kiến thức cơ bản và 20% là kiến thức nâng cao, đa phần tập trung vào kiến thức lớp 12. Trong đó, kiến thức cơ bản sẽ bao gồm của cả lớp 10 – 11 và 12, còn đối với kiến thức nâng cao đòi hỏi sự tư tuy của các thí sinh nhiều hơn.
Chính vì thế, thí sinh cần năm chắc tất cả những kiến thức cơ bản, bám sát vào các định nghĩa, tính chất, công thức và phương pháp giải ở mỗi bài toán. Nếu làm được vậy, bạn đã nắm chắc trong tay 80% điểm số của bài thi.
- Tiết kiệm thời gian từ sử dụng máy tính cầm tay
Hiện nay, các loại máy tính cầm tay đều có thể tính toán nhanh các bài toán như hàm số, logarit, nguyên hàm, phương trình, số phức… Tuy rằng, không phải tất cả các câu trong đề thi đều có thể giải được bằng máy tính nhưng để tối ưu hóa thời gian làm bài, thí sinh có thể tận dụng tối đa các tính năng và dành thời gian còn lại để dành làm các câu khó hơn.
Nếu thời gian cho bài thi tốt nghiệp THPT môn toán là 90 phút với 50 câu, tức trung bình một câu giải trong vòng tối đa bao nhiêu 1.8 phút. Thời gian này đối với các bài ở mức vận dụng và vận dụng cao là không đủ, vì vậy hãy luyện cho mình khả năng bấm máy siêu đỉnh để giải quyết nhanh những câu dễ và dành thời gian cho các câu khó.
- Không sa đà vào các “ma trận” tài liệu tham khảo
Trong thời đại công nghệ phổ biến và được nhiều người biết đến như hiện nay, việc tìm kiếm các nguồn tài liệu tham khảo và một điều rất dễ dàng, tuy nhiên điều này có thể bị “phản tác dụng” nếu thí sinh không có định hướng chính xác, bị cuốn vào các “ma trận” tài liệu.
Chính vì thế, khi lựa chọn một tài liệu tham khảo, thí sinh cần lưu ý chọn lọc các tài liệu có uy tín, chính xác từ những nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy. Bên cạnh đó, thí sinh còn có thể tham khảo thông qua các giáo viên và đề thi thử, đề thi THPT của các năm thi trước đó.
Điều lưu ý đặc biệt, các thí sinh không nên làm theo các phương pháp giải bài tập bất kỳ khi phương pháp đó vẫn chưa được kiểm chức. Thay vào đó, các bạn có thể ôn luyện bám sát theo kiến thức và phương pháp các giáo viên giảng dạy trên lớp. Bởi nếu không chọn lọc đúng phương pháp ôn luyện sẽ gây ra tình trạng lãng phí thời gian, khiến thức tổng hợp chưa chắc chắn, từ đó gây ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả của bài thi.
- Nên chia thời gian ôn thi như thế nào là hợp lý?
Để nắm chắc được các kiến thức cơ bản, vừa có thời gian để ôn luyện cho kiến thức nâng cao, trường ĐH Nguyễn Tất Thành mách bạn gợi ý về thời gian ôn luyện nhé!
Giai đoạn 1: Ôn tập toàn bộ kiến thức
Mục tiêu của giai đoạn này là để thí sinh có thể dễ dàng giải các dạng bài tập trung bình và dễ, từ đó đưa ra phương án và định hướng giải các bài tập đơn giảng trong đề thi tốt nghiệp THPT môn toán.
Ở giai đoạn này, bạn cần thực hiện các công việc như: hệ thống hóa kiến thức và lý thuyết cơ bản; Củng cố lỗ hổng kiến thức; Lập danh sách các tài luyện luyện thi; Lên kế hoạch ôn thi hợp lý; Vận dụng kiến thức thu được vào các bài tập trung bình và dễ.
Giai đoạn 2: Ôn toàn diện và chuyên sâu
Mục tiêu giai đoạn này là giải quyết được 50 đến 60% đề thi môn toán tốt nghiệp THPT. Để làm được điều này, các bạn là hãy chia nhỏ giai đoạn để học và ôn tập. Cụ thể như:
Ôn tập lại các kiến thức mà bản thân đã thực hiện ở giai đoạn 1. Từ đó, tìm phần đang thiếu hay còn hổng ở phần Hình học và Số học để tập trung ôn luyện lại để nắm thật chắc các kiến thức cơ bản. Tiếp đến, tham khảo các đề thi tốt nghiệp THPT các năm hoặc đề thi thử luyện thi để khảo sát cấu trúc đề thi, những nội dung thi tập trung để làm phần trọng tâm để ôn tập. Cuối cùng là sau khi đặt lại mục tiêu cho bản thân, các bạn có thể sử dụng ¾ thời gian để tập trung thật kỹ vào những phần trọng tâm bao gồm: lý thuyết, cách vận dụng, cách làm, phương hướng giải bài để có thể tạo phản xạ cho bản thân nhanh nhất khi làm bài tập hay làm bài thi.
Giai đoạn 3: Luyện đề
Giai đoạn này là lúc để bạn đánh giá năng lực, kiến thức và các kỹ năng mà bạn đã luyện tập trong thời gian qua xem đã hiệu quả hay chưa. Điều cốt lõi là bạn phải bấm thời gian luyện đề đúng như thi thật để đảm bảo kết quả được chính xác nhất. Bạn có thể sưu tầm những bộ đề thi tốt nghiệp THPT các năm hay những bộ đề thi thử môn toán để luyện giai đề nhé.
Giai đoạn 4: Rà soát và chuẩn bị tâm lý
Sau khi trải qua 3 giai đoạn cho việc ôn luyện kiến thức, thực hành, đánh giá năng lực bản thân thì đây là giai đoạn bạn nên xào lại kiến thức một cách nhẹ nhàng, kết hợp với nghỉ ngơi để đảm bảo tinh thần thoải mái và sự tự tin cần có.
Công việc mà bạn cần làm lúc này là chuẩn bị thật tốt tâm lý và các vật dụng cần có trong khi thi như bút chì, bút bi, đặc biệt là máy tính cầm tay. Ban không nên ôn luyện quá nhiều đề thi trong thời gian này mà nên tập trung đọc lại các phần kiến thức trong sách giáo khoa.
Trên là những giải pháp mà trường ĐH Nguyễn Tất Thành mách bạn để ôn luyện một cách hiệu quả nhất.
Hiện nay, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển kết quả học bạ THPT và kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TP. HCM và ĐHQG Hà Nội đến hết ngày 26/6 theo các tiêu chí xét tuyển đã công bố. Cụ thể gồm:
-
- Tổng ĐTB 1 học kỳ lớp 10 + 1 học kỳ lớp 11 + 1 học kỳ lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên
- Tổng điểm trung bình các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên;
- Điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 điểm trở lên.
(Riêng các ngành Sức khỏe và Giáo dục, Nhà trường xét theo ngưỡng điểm đầu vào của Bộ GD&ĐT).
Hồ sơ xét tuyển bao gồm:
-
- Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu; Hoặc xét tuyển trực tuyến
- Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời;
- Bảng sao Học bạ THPT; Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Cùng với việc nhận hồ sơ trực tiếp tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến tại website của Nhà trường (tuyensinh.ibtiker.com) hoặc nộp hồ sơ qua đường bưu điện về Trung tâm Tư vấn tuyển sinh (Số 300A Nguyễn Tất Thành, P.13, Quận 4, TP.HCM)
Hồng Quang tổng hợp